Admin
Admin
Age : 40
Registration date : 06/12/2008
Tổng số bài gửi : 333
Location : Ấp Thanh xuyên - Kim Sơn - Trà Cú - Trà Vinh
Job/hobbies : Xuất nhập khẩu
Humor : Hòa đồng , vui vẽ
|
Tiêu đề: Trà Cú: thành công với mô hình sản xuất lúa giống nguyên chủng 25/9/2009, 1:06 am |
|
|
Trà Cú: thành công với mô hình sản xuất lúa giống nguyên chủng
Ngày 19/8, Ban chỉ đạo Dự án nâng cao đời sống cộng đồng huyện Trà Cú tổ chức Hội thảo đầu bờ về sản xuất lúa giống nguyên chủng, tại hộ ông Lý Văn Hạnh, ngụ ấp Xóm Chòi, xã Ngãi Xuyên. Đây là mô hình sản xuất lúa giống nguyên chủng kết hợp với tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật giữa Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, và Dự án nâng cao đời sống cộng đồng tỉnh Trà Vinh, huyện Trà Cú cùng thực hiện.
Các đại biểu dự hội thảo tham quan mô hình sản xuất lúa giống Nguyên chủng.
Vụ lúa hè thu năm nay, được sự hỗ trợ của Dự án nâng cao đời sống cộng đồng tỉnh Trà Vinh, Ban chỉ đạo Dự án huyện Trà Cú tổ chức mở lớp tập huấn sản xuất lúa giống nguyên chủng, tại ruộng nhà ông Lý Văn Hạnh, lớp học có 24 học viên là cán bộ kĩ thuật nông nghiệp xã, thị trấn, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện, và các nông dân sản xuất giỏi các xã Ngãi Xuyên, Tân Hiệp, Hàm Giang tham dự lớp học. Lớp học thuê 1,6 hécta đất để trình diễn hai kĩ thuật canh tác mới, ruộng sản xuất lúa giống OM 4900 theo phương pháp gieo mạ sân, cấy với diện tích 0,8 hécta. Thửa còn lại ứng dụng phương pháp sạ hàng với giống OM 5900. Cả hai thửa ruộng đồng loạt xuống giống cùng một ngày 13/5. Riêng mạ sân, sau 14 ngày gieo mới tiến hành đem cấy. Sau 96 ngày ruộng lúa sạ hàng đang tiến hành thu hoạch, còn ruộng cấy dự kiến thu hoạch sau hơn 1 tuần. Các học viên học trực tiếp và ứng dụng thực hành dưới sự hướng dẫn của hai tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ và Vũ Anh Pháp thuộc Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sống Cửu Long. Ngoài ra các học viên còn được hướng dẫn các kĩ thuật lai tạo giống lúa, và quy trình phục tráng giống lúa quý hiếm của địa phương. Sau 14 tuần học tập, Ban chỉ đạo Dự án Nâng cao đời sống cộng đồng huyện Trà Cú, và đơn vị phụ trách sản xuất, tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả của lớp học, với việc ứng dụng cả hai kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất lúa giống nguyên chủng có sự tham gia của các nông dân sản xuất giỏi ở các xã: Phước Hưng, Tân Sơn, An Quảng Hữu, Ngọc Biên, Hàm Giang, Đôn Xuân, Đôn Châu, Tân Hiệp, Ngãi Xuyên… sau tham quan thực tế hai mô hình, nhiều đại biểu tham quan có những nhận định chung là: Mô hình sản xuất lúa giống nguyên chủng rất thành công. Đặc biệt là phương pháp gieo mạ sân để cấy, là kĩ thuật mới, rất đáng để học tập. Ước năng suất của hai giống trên hai thửa ruộng thực hành là ngang nhau, đạt 6 tấn/hécta, nhưng với phương pháp gieo cấy mạ sân cho lợi nhuận bình quân đạt 19,3 triệu đồng/0,8 hécta thực tế, còn phương pháp sạ hàng lợi nhuận đạt 15,6 triệu đồng/0,8 hécta thực tế. Nhưng vốn đầu tư ở ruộng cấy mạ sân có chi phí cao hơn 11,8 triệu đồng, so với sạ hàng là 8,3 triệu đồng. Cái lợi lớn nhất của hai phương pháp này là ít tốn chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và đạt được lợi nhuận cao. Ông Lý Văn Hạnh, nông dân ấp Xóm Chòi, xã Ngãi Xuyên cho biết: Theo tôi thấy phương pháp cấy và sạ hàng, giúp mình có cái nhìn và kinh nghiệm rút ra được bài học từ làm ruộng. So ở ấp mình, và đối chiếu lại những ruộng lúa sạ lan lân cận, hay những nơi khác cũng vậy. Hiệu quả cao nhất của chính là sạ hàng và cấy, nếu làm lúa giống thì phải cấy. Hiệu quả khi thu hoạch năng suất rất cao, sâu bệnh rất thấp, nó nhẹ chỉ ở mức hạn chế, rồi phân bón cũng giảm. So với sạ lan mình có giảm hơn một công từ 15-20 kg. Tôi đối chiếu thường năm mình làm với sạ lan thì thấy tốn công nhiều, tốn phân nhiều, tốn thuốc nhiều, rồi giống cũng tốn nhiều hơn nữa. Năm nay mình làm thấy tốn có mấy chục kg giống mà hiệu quả rất là cao.
Còn với kĩ sư Nguyễn Hữu Nê, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh, sau khi tham quan hai mô hình, đã có nhận xét: Theo đánh giá cảm quan chung, thì ruộng sạ hàng năng suất khoảng 8-8,5, so với bên ruộng cấy đạt đến 10. Vậy phải khuyến khích bà con nông dân, mình cấy, hoặc sạ hàng. Đặc biệt là cán bộ xã, ấp, mình động viên bà con nông dân thứ nhất là sạ hàng, mà sạ hàng rất là thưa, để chi? Để nó ít tốn giống, thứ hai sạ thưa ít sâu bệnh, thứ ba chăm sóc dễ, và phân bón sử dụng ít hơn. Còn với ruộng cấy ở đây chỉ một tép thôi, nhưng đánh gíá của chúng tôi năng suất từ 6 tấn trở lên. So với sạ hàng hoặc sạ lan, năng suất từ 4,5 đến 5 tấn. Sạ lan một là tốn giống, thứ hai nó bít nhiều sâu bệnh sẽ nhiều, thứ ba là nó tốn giống. Ở đây bà con mình thấy giữa hai miếng rất rõ ràng, mong rằng bà con chúng ta đến tham quan dự hội thảo này, thì cố gắng làm thế nào nhân rộng mô hình này ra, là chúng ta sạ thưa, hoặc cấy để chúng ta ít tốn vật tư đầu tư, chi phí nó thấp, đem lại lợi nhuận cao.
Từ đây, mở ra triển vọng mới cho phát triển sản xuất lúa nguyên chủng, cung cấp cho nhu cầu sản xuất lúa giống xác nhận, cung ứng cho nhu cầu nguồn giống cho sản xuất nông nghiệp của huyện nhà trong các vụ sản xuất tới. Giúp người nông dân có cái nhìn cụ thể khách quan trong việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao sản xuất thành công của từng vụ, góp phần nâng cao hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Theo Tiến sĩ Vũ Anh Pháp, hiện nay nhu cầu về nguồn giống để hỗ trợ cho người dân vùng đồng băng sông Cửu Long lên đến khoảng 400.000 tấn, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, do đó công tác xã hội hoá về giống là một đòi hỏi cấp bách hiện nay để nâng cao năng suất, hạt gạo của Việt Nam trên thương trường thế giới, do đó việc chuyển giao kĩ thuật sản xuất lúa giống nguyên chủng tại xã Ngãi Xuyên giữa Viện và địa phương chính là mong muốn chuyển giao các kĩ thuật tiên tiến cho người nông dân, mở rộng hơn đối tượng sản xuất giống lúa . Riêng tại Trà Cú, vụ Hè Thu năm nay việc đưa vào sử dụng giống lúa xác nhận chỉ mới đạt khoảng 30% diện tích. Phát biểu với bà con nông dân tham dự hội thảo, ông Trần Trung Hiền Chủ tịch UBND huyện Trà Cú cho rằng: Thành công của mô hình sản xuất lúa giống nguyên chủng tại Ngãi Xuyên, là sự chuyển biến tích cực về công tác giống của Trà Cú nói riêng, hướng tới cần nhân rộng mô hình này ra các vùng có điều kiện trong huyện, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hoá nguồn giống, vừa để nâng cao hiệu quả, lợi ích trên cùng đơn vị canh tác, vừa nâng cao giá trị hạt gạo trên thương trường, giúp người nông dân thật sự làm giàu chính trên mãnh ruộng của mình./.
Tin, ảnh: Hồng Phúc - Trà Cú |
|