kkjjkk
THÀNH VIÊN MỚI
Age : 37
Registration date : 04/03/2011
Tổng số bài gửi : 37
Location : don chau
Job/hobbies :
Humor :
|
Tiêu đề: 5 ngân hàng VN gây thất thoát 160 tỷ đồng 5/3/2011, 5:16 pm |
|
|
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 tại 5 ngân hàng thương mại cổ phần đã có nhiều sai phạm, gây thất thu ngân sách Nhà nước khoảng 160 tỷ đồng.
Ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân để sản suất, kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Mức hỗ trợ lãi suất là 4% một năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế phát sinh trong năm 2009. Kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất tại 5 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đã phát hiện có dấu hiệu gian dối trong việc thẩm định dẫn đến nguy cơ mất vốn.
Tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Thanh tra Chính phủ đã kết luận VIB mắc phải những sai phạm: hỗ trợ lãi suất không đúng đối tượng; hỗ trợ lãi suất vượt thời gian sử dụng vốn vay thực tế; hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay để thanh toán mua hàng hóa nhưng thực tế không có hàng hóa mua bán; cho vay hỗ trợ lãi suất không đúng mục đích. Kiểm tra 78 hồ sơ với tổng doanh số cho vay có hỗ trợ lãi suất là 9.009,1 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ phát hiện số tiền hỗ trợ lãi suất không đúng quy định phải thu hồi là 30,7 tỷ đồng.
Đáng kể nhất là trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Dù đây là đơn vị có đến 14.435 tỷ đồng và 28,5 triệu USD cho vay, với lãi suất 6,5 - 10,5% một năm nhưng vẫn được vay 250 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất tại VIB để được hưởng số tiền hỗ trợ lãi suất là 2,7 tỷ đồng. Tổng hợp từ 61 khách hàng cho thấy, VIB đã xác định thời gian hỗ trợ lãi suất lớn hơn thời gian sử dụng vốn vay thực tế của doanh nghiệp dẫn đến hỗ trợ lãi suất không đúng quy định trên 20,9 tỷ đồng. Một dạng sai phạm khác của VIB là đã hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay để thanh toán hàng hóa nhưng thực tế không có hàng hóa mua bán.
Còn sai phạm tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tập trung vào việc xác định sai thời gian cho vay hỗ trợ lãi suất không đúng quy định, xác định giá trị, thời gian cho vay hỗ trợ lãi suất lớn hơn nhu cầu thực tế... đã gây thất thoát trên 22 tỷ đồng.
Đối với "đại gia" Techcombank (Ngân hàng TMCP Kỹ thương), hai dạng sai phạm chính trong hoạt động cho vay có hỗ trợ lãi suất là quay vòng hóa đơn và việc thẩm định hồ sơ gian dối dẫn đến hỗ trợ lãi suất với số tiền lớn, trên 55 tỷ đồng. Điển hình là Công ty TNHH Trường Ngân (trụ sở tại Hà Nội) đã sử dụng chính hóa đơn mua hàng đã vay tại VIB để vay có hỗ trợ lãi suất tại Techcombank trên 4,3 tỷ đồng.
Công ty CP PRIME Đại Lộc (trụ sở tại Quảng Nam) đã sử dụng hóa đơn vay tiền tại Habubank để vay trên 6,5 tỷ đồng có hỗ trợ lãi suất tại Techcombank... Bên cạnh đó, qua kiểm tra hồ sơ vay đối với Công ty CP xuất nhập khẩu Công Chính, Thanh tra Chính phủ phát hiện việc đánh giá thẩm định sai sự thật. Công ty Công Chính kinh doanh thua lỗ hàng chục tỷ đồng trong các năm 2008, 2009 nhưng Techcombank vẫn cho vay 1.793,9 tỷ đồng với số tiền hỗ trợ lãi suất trên 17 tỷ đồng. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, Techcombank đã hỗ trợ lãi suất cho nhiều khoản vay không đủ chứng từ hợp lệ. Techcombank cũng không tính đến các sổ tiết kiệm có lãi suất tiền gửi cao mà các doanh nghiệp này thế chấp để vay vốn...
Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) với hai sai sót là thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra, kiểm soát việc cho vay của khách hàng không chặt chẽ, Sacombank đã hỗ trợ lãi suất sai quy định gần 30 tỷ đồng. Đặc biệt, Sacombank đã cho một số doanh nghiệp được vay vốn có hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp này đem gửi tiết kiệm hưởng lãi...
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), kiểm tra 48% số tiền cho vay hỗ trợ lãi suất, thanh tra đã phát hiện 83 hồ sơ cho vay có khuyết điểm, sai phạm. Có 14/83 doanh nghiệp được vay vốn lưu động lớn hơn nhu cầu thực tế hoạt động kinh doanh và đã sử dụng vốn vay để gửi tiết kiệm, gửi có kỳ hạn, hưởng lãi trong thời gian được hưởng hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước. Tổng số tiền hỗi trợ lãi suất sai quy định tại ACB là hơn 22,7 tỷ đồng.
(Theo VnMedia)
|
|