kkjjkk
THÀNH VIÊN MỚI
Age : 37
Registration date : 04/03/2011
Tổng số bài gửi : 37
Location : don chau
Job/hobbies :
Humor :
|
Tiêu đề: Trà Vinh: khởi công dự án xây dựng Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu 4/3/2011, 3:05 pm |
|
|
Ngày 27/12/2009, tại xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, UBND tỉnh Trà Vinh, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Lễ khởi công dự án xây dựng Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến dự và chính thức phát lệnh khởi công. Đây là dự án trọng điểm quốc gia với mục tiêu xây dựng luồng cho tàu có trọng tải 10.000 tấn đầy tải và tàu 20.000 tấn giảm tải ra, vào các cảng trên sông Hậu. Công trình còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khu vực ĐBSCL nói chung và của ngành hàng hải Việt Nam, đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong việc tìm đường ra biển cho hàng hóa ở vùng sông nước Tây Nam Bộ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các bộ ngành cùng lãnh đạo tỉnh Trà Vinh phát lệnh khởi công dự án
Toàn cảnh buổi lễ. Toàn bộ luồng tàu, tính từ sông Hậu ra đến cửa biển dài khoảng 40 km, trong đó đoạn luồng sông dài 6 km, đoạn kênh Quan Chánh Bố dài 19 km, đoạn kênh Tắt cắt qua đất liền dài 9 km và đoạn luồng biển dài 6 km. Toàn bộ dự án nằm trên địa phận 2 huyện Duyên Hải và Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Tổng khối lượng nạo vét để đào kênh mới và cải tạo các đoạn kênh hiện hữu tới cao độ -6,5m hệ hải đồ khoảng 28 triệu m³. Tổng nguồn vốn khoảng 5 nghìn tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Dự án gồm các hạng mục chính như: luồng tàu một chiều dài 40 km, khu tránh tàu, đê biển, kè bảo vệ, bến phà, sà lan 500 tấn, cầu đường bộ qua kênh tắt, đường ven luồng, hệ thống phao tiêu báo hiệu và thiết bị thông tin hàng hải… Thời gian thi công dự án trong vòng 36 tháng. Khi hoàn thành, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tàu có trọng tải lớn từ 10.000 đến 20.000 tấn ra vào các cảng trên sông Hậu. Hiện nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL khoảng 15 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, do hệ thống cảng sông, cảng biển chưa phát triển; cảng Cần Thơ và Cái Cui là hai cảng lớn nhất, nhì của ĐBSCL cũng chỉ mới có thể tiếp nhận tàu khoảng 3.000 - 5.000 tấn. Còn lại 70 -80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong vùng phải dồn lên cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ, gây áp lực lớn cho giao thông đường bộ trên Quốc lộ 1 và tại Thành phố Hồ Chí Minh; làm tăng chi phí và thời gian vận tải hàng hóa, gây bất lợi cũng như giảm lợi thế cạnh tranh đối với hàng nông sản. Việc khởi công dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Hàng hóa, nguyên vật liệu của nông dân có điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ nhờ khâu vận chuyển được thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí vận chuyển, góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Thay mặt lãnh đạo địa phương, ông Trần Hoàn Kim, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh nhận định đây là dự án có ý nghĩa rất đặc biệt đối với tỉnh Trà Vinh và cả khu vực ĐBSCL. Công trình sẽ mở đường cho ĐBSCL vươn ra biển Đông, thông thương quốc tế, thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa với chi phí thấp, tạo điều kiện cho cả khu vực phát triển cùng cả nước. Vì vậy, Trà Vinh sẽ làm hết trách nhiệm của mình, kết hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư và đơn vị thi công để công trình đạt yêu cầu tốt nhất. Thay mặt Đảng bộ và các cấp chính quyền trong tỉnh, Chủ tịch Trần Hoàn Kim cũng ghi nhận và biểu dương những đóng góp của người dân trong vùng dự án đi qua. Vì sự phát triển của tỉnh nhà và lợi ích đất nước, nhiều hộ dân chấp hành tốt việc giao đất để sớm triển khai dự án. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng biểu dương nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ, ngành, Cục Hàng hải Việt Nam, các tỉnh có liên quan và đặc biệt là tỉnh Trà Vinh đã quyết tâm khắc phục nhiều khó khăn vướng mắc để sớm khởi công dự án. Thủ tướng yêu cầu, tỉnh Trà Vinh cần tiếp tục chỉ đạo chính quyền địa phương bảo đảm tốt công tác giải phóng mặt bằng, an ninh trật tự để dự án thực hiện được thuận lợi; Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng Hải Việt Nam và các đơn vị liên quan tiếp tục tập trung nguồn lực, hỗ trợ, chỉ đạo nhà thầu thực hiện dự án đúng tiến độ, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường… Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải cần phối hợp với các Bộ ngành liên quan tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình xây dựng để thực hiện thành công dự án với chất lượng cao nhất, an toàn và hiệu quả nhất. Tại buổi lễ nhiều đơn vị tham gia thi công dự án đã tặng số tiền trên 420 triệu đồng giúp Duyên Hải xây dựng một số phòng học trên địa bàn. Tin, ảnh: Bá Thi
Khởi động cho ngày mai
Từ chiều ngày 26/12/2009, nhiều người dân ở Dân Thành, huyện Duyên Hải đã đến khu tái định cư ấp Mù U “tham quan” nơi làm lễ khởi động xây dựng dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu. Và sáng ngày 27/12, hòa trong dòng người tấp nập từ các nơi đổ về, người dân Dân Thành cũng đã nô nức đến chứng kiến sự kiện trọng đại diễn ra trên vùng đất ngập mặn ven biển. Một buổi sáng vở òa niềm vui, cảm xúc dâng trào xen lẫn tự hào không riêng người dân ở huyện Duyên Hải mà cả người dân Trà Vinh đang hướng về thời khắc đặc biệt quan trọng sắp diễn ra ở một tỉnh nghèo.
Ảnh: Nhân dân khắp các nơi trong huyện về dự lễ khởi công. Công trình thế kỷ Dự án đầu tư xây dựng Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu nằm trên địa phận huyện Duyên Hải và huyện Trà Cú, là một trong những dự án lớn và đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Công trình tạo điều kiện cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu trực tiếp lượng hàng hóa trong vùng thông qua hệ thống cảng sông hiện có và cảng ven biển trong tương lai. Đưa năng lực tiếp nhận tàu từ 3.000 - 5.000 tấn lên 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn giảm tải vận chuyển hàng hóa ra vào đồng bằng sông Cửu Long qua luồng mới này. Theo ông Vương Đình Lam, Cục trưởng Cục Hàng hải, chủ đầu tư công trình, dự án là kết quả tư duy, trăn trở của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong nhiều năm, là đỉnh cao của trí tuệ, là điểm đột phá của chiến lược biển. Còn ông Lưu Đình Tiến, Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng đường thủy, đơn vị thi công, đánh giá cao ý nghĩa xã hội và tác động sự phát triển kinh tế của dự án. Thay mặt đơn vị thi công, ông cam kết trong quá trình thi công đảm bảo môi sinh, môi trường và hoàn thành đúng tiến độ. Ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vậi tải khẳng định: Dự án sẽ tác động mạnh đến kinh tế vùng, tạo cơ hội cho đồng bằng sông Cửu Long hội nhập mạnh hơn với kinh tế cả nước. Đồng thời, cùng với việc tiếp tục triển khai các công trình phục vụ vận tải biển, đồng bằng sông Cửu Long sẽ được đầu tư để có kết cấu hạ tầng và hệ thống giao thông biển hoàn thiện vươn ra biển. Đặc biệt, phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Đây là dự án quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đồng bằng sông Cửu Long. Dự án hoàn thành sẽ chấm dứt tình trạng xuất nhập khẩu quá cảng của vùng, tình trạng tăng chi phí, quá tải giao thông bộ và rất bất lợi cho vựa lúa cả nước trong thời gian qua. Thủ tướng Chính phủ biểu dương các bộ, ngành trung ương, các chuyên gia trong ngoài nước, các công ty tư vấn đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục pháp lý, công nghệ kỹ thuật, tài chính cho dự án và kêu gọi các bên tham gia thi công thực hiện đúng pháp luật, đúng cam kết và đúng tiến độ.
Lễ khởi công diễn ra trang trọng. Khi Thủ tướng Chính phủ ấn nút khởi công, tiếng máy động cơ vang rền trên sân lễ hòa lẫn trong tiếng reo mừng của hàng ngàn người chứng kiến giờ phút đặc biệt quan trọng này. Vở òa niềm vui Trong tiếng trống múa lân và múa rồng rộn ràng, uyển chuyển, dòng người đổ về nơi làm lễ ngày một đông hơn, ngoài các đại biểu, khách mời là rất đông người già, trẻ, trai, gái và các em bé đứng xem lễ. Trong lòng mọi người hầu như ai cũng háo hức, muốn tận mắt chứng kiến lễ khởi công công trình đặc biệt trên vùng đất ngập mặn. Và nhất là người dân xứ biển rất tự hào với sự có mặt của đại diện các bộ ngành trung ương, nhất là sự có mặt của đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Ảnh: Hân hoan chào đón ngày lễ khởi công.
Dì Huỳnh Thị Hường, ấp Giồng Giếng, xã Dân Thành người có hơn 20 công đất nằm trong dự án đã vui vẽ giao lại cho Nhà nước và còn vận động nhiều người chấp hành; được UBND tỉnh tặng bằng khen về sự tích cực hợp tác và giao đất. Dì mộc mạc nói: “Đất này Nhà nước cấp cho mình. Nay Nhà nước thu hồi còn trả công lao động cho mình để làm có lợi cho nước, cho dân thì mình phải vui vẽ giao lại chứ !”. Anh Phạm Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Dân Thành phấn khởi cho biết, toàn Đảng bộ tham dự lễ khởi công. Đây là một công trình tầm cỡ quốc gia nên cán bộ, đảng viên và nhân dân háo hức chào đón ngày khởi công. Ông Lê Trọng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải không giấu được niềm vinh dự, tự hào và phấn khởi nói: “Đảng bộ tính toán, quy hoạch lại hướng phát triển kinh tế – xã hội khi có dự án này, theo cơ cấu kinh tế là công nghiệp, dịch vụ và phát huy đồng bộ thế mạnh truyền thống. Dự án cũng tạo đà cho huyện thực hiện Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là xây dựng, nâng cấp thị trấn lên thị xã Duyên Hải và thành lập huyện mới vào năm 2011. Đây là cơ hội đổi đời của huyện Duyên Hải, tạo được vị trí mới của huyện đối với tỉnh và Trà Vinh đối với đồng bằng sông Cửu Long. Hơn thế, sắp tới Duyên Hải là nơi được sự chú ý của các nhà đầu tư”. Ông Lê Trọng Vũ còn cho rằng đây là sự kiện vô cùng đặc biệt với cuộc đời làm cách mạng mà ông được chứng kiến.
Sau khi nghe đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh khắc phục khó khăn vươn lên trong thời gian qua, cám ơn đồng bào trong vùng dự án đã đồng tình và tích cực giao mặt bằng, mọi người tham dự buổi lễ, nhất là nhân dân xã Dân Thành như phấn khởi hẳn lên, vì họ tự hào là được góp một phần công sức vào công trình trọng điểm quốc gia. Họ vinh dự khi nghe lời cám ơn chân thành của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hoàn Kim đối với toàn thể nhân dân trong vùng công trình đi qua đã “chấp nhận hy sinh lợi ích của cá nhân, gia đình cho lợi ích chung của quê hương, đất nước”.
Lễ khởi công Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu diễn ra ở xã Dân Thành thật sự là ngày hội của ý Đảng lòng dân. Trong ngày này, giữa lãnh đạo Đảng và nhân dân cùng hòa quyện vào nhau, hòa quyện vào công trình ích nước, lợi dân đang khởi động. Hứa hẹn một tương lai tươi sáng trên vùng đất khó khăn này.
Các hạng mục chính của dự án: luồng tàu 1 dài 40 km, khu tránh tàu, đê biển, kè bảo vệ bờ, bến phà, bến sà lan 500 tấn, cầu đường bộ qua kênh tắt, đường ven luồng, hệ thống phao tiêu báo hiệu và thiết bị thông tin hàng hải. Trong đó, đoạn luồng sông dài 6 km, đoạn kênh Quan Chánh Bố dài 19 km, đoạn kênh tắt qua đất liền dài 9 km và đoạn luồng biển dài 6 km. Tổng khối lượng nạo vét để đào kênh mới và cải tạo các đoạn kênh hiệu hữu tới cao độ -6,5 m hệ hải đồ khoảng 28 triệu mét khối. Tổng mức đầu tư tính đến thời điểm hiện nay khoảng 5.000 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2011, Dự án đi vào khai thác và sẽ đáp ứng nặng lực thông qua khoảng 22 triệu tấn/năm phục vụ xuất khập khẩu hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long.
“Với truyền thống yêu nước, nhân dân trong vùng dự án đã đồng thuận, chấp nhận xa rời mãnh đất đã gắn bó lâu đời trong sản xuất và đời sống, chấp nhận thay đổi tập quán, môi trường sinh sống vì sự phát triển của đất nước... Thể hiện sự thống nhất giữa “ý Đảng và lòng dân”...Ghi nhận và gởi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể nhân dân trong vùng công trình đi qua đã chấp nhận hy sinh lợi ích của cá nhân, gia đình cho lợi ích chung của quê hương, đất nước”- Đó là lời phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh tại lễ khởi công Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu.
Bài: Hoài Nhi ; ảnh: Trường On Chấp cánh cho Đồng bằng sông Cửu Long vươn ra biển lớn
Chấp hành Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ, đầu năm 2004 Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học tìm khâu đột phá để đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến 2010-2015 đuổi kịp xu thế phát triển chung cả nước. Hội thảo có gần 300 cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý các tỉnh, thành và các đồng chí cách mạng lão thành.
Hội thảo đã thống nhất cao phải tập trung giải quyết hai khâu đột phá là: - Khắc phục những yếu kém của hạ tầng kinh tế - xã hội hiện nay nhất là giao thông, thủy lợi. - Khắc phục sự tụt hậu của giáo dục, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất và kỹ năng người lao động.
Hơn năm năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước giải quyết những yếu kém về giao thông bộ, đường hàng không, thủy lợi và giáo dục đào tạo, thúc đẩy kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long phát triển khá cáo. Tăng trưởng kinh tế (GDP) năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân có một bước nâng lên, nhưng so với yêu cầu phát triển, so tiềm năng của đồng bằng sông Cửu Long thì sự phát triển vẫn chưa tương xứng, chưa toàn diện, thiếu vững chắc, đồng bằng sông Cửu Long còn tụt hậu so với các vùng miền trong cả nước. Đặc biệt là thế bị cô lập và tạo đầu ra cho sản xuất hàng hóa đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa khắc phục được, cụ thể là đường quốc lộ từ đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa khắc phục được, cụ thể là đường quốc lộ từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng, chưa đồng bộ, đường hàng không – sân bay Cần Thơ – đang từng bước hoàn thiện, năm 2010 mới mở đường bay quốc tế, riêng đường biển vẫn chưa khắc phục được, vẫn sử dụng cảng biển Cần Thơ, cảng Cái Cui với tàu biển có trọng tải 3.000-5.000 tấn cập bến, nhưng rất khó khăn. Hiện nay hàng hóa chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn sử dụng đường quốc lộ 1A đi Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa Vũng Tàu vừa tống kém, vừa bị ùn tắc giao thông, hiệu quả thấp, hàng hóa luôn bị ứ đọng. Do đó việc khắc phục cảng biển và cảng hàng không quốc tế trở thành khâu đột phá chủ yếu để phá thế bị cô lập, tạo cơ hội cho đồng bằng sông Cửu Long hội nhập xu thế phát triển cả nước và quốc tế. Sau nhiều năm thảo luận và cân nhắc nhiều phương án, được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/11/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng “Luồng tàu biển có trọng tải lớn” đi qua kênh đào Quan Chánh Bố thuộc vùng ven biển tỉnh Trà Vinh để vào sông Hậu với vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, thời gian thi công trong vòng 4-5 năm. Đây là một tin vui, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đồng bằng sông Cửu Long vô cùng phấn khởi sau bao năm chờ đợi để thoát khỏi cảnh bế tắt, bị cô lập trong xu thế vươn ra biển lớn hội nhập với cả nước và quốc tế. Sau nhiều năm thảo luận và cân nhắc nhiều phương án, được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/11/2007 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng “luồng tàu biển có trọng tải lớn” đi qua kênh đào Quan Chánh Bố thuộc vùng ven biển tỉnh Trà Vinh để vào sông Htậu với vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, thời gian thi công trong vòng 4-5 năm. Đây là một tin vui, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đồng bằng sông Cửu Long vô cùng phấn khởi sau bao năm chờ đợi để thoát khỏi cảnh bế tắc bị cô lập trong xu thế vươn ra biển lớn hội nhập với cả nước và quốc tế.
Đến nay dự án “Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu” sau khi được duyệt đã được Bộ Giao thông Vận tải giao cho Công ty Cổ phần tư vấn cảng kỹ thuật biển (Port Coast) cùng Công ty tư vấn Neppon Koei (Nhật Bản) và Viện Nghiên cứu thủy lợi Đan Mạch (DHI) nghiên cứu thiết kế chi tiết và giao cho Cục hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức thực hiện. Tính đến cuối tháng 10/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã phát động nhân dân thu hồi 375,3 ha đất để xây dựng “Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu”. Có 773 hộ dân bị thu hồi đất đã nhận tiền bồi hoàn, hỗ trợ di dời là 151 tỷ đồng. Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho người dân ở nơi tái định cư mới, cấp đất để dân cất nhà ở. Ủy ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch ba khu tái định cư mới ở ấp Giồng Giếng – xã Dân Thành, ấp Bào Sen và ấp Đình Củ - xã Long Khánh (huyện Duyên hải) đủ bố trí cho các hộ dân phải di dời, ngày 19/12/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã bàn giao mặt bằng thi công giai đoạn I cho Ban Quản lý dự án.
Theo kế hoạch tổng chiều dài dự án phải nạo vét, đào kênh mới cho “ Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu” dài 40km gồm: Đoạn sông Hậu 6km, đoạn kênh Quan Chánh Bố 19km, đoạn kênh đào mới 9km và đoạn kênh ngoài biển 6km với khối lượng đất đào dôi ra khoảng 19-22 triệu mét khối, cần phải có 11 khu chứa đất là 874, 8 ha của 1.147 hộ dân. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã phát động bồi hoàn và hỗ trợ tái định cư cho 1.147 hộ dân trên 230 tỷ đồng, ngày 18/9/2009 tỉnh đã bàn giao mặt bằng giai đoạn II cho Ban Quản lý dự án thuộc Cục hàng hải Việt Nam.
Riêng Ban Quản lý Dự án “Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu” đã tổ chức khảo sát thủy hải văn, địa hình tuyến kênh tắt kênh Quan Chánh Bố, sông Hậu và cửa Định An đồng thời tổ chức xong việc rà phá bom mình, vật nổ cho công trình với diện tích gần 2.000 ha.
Như vậy đến cuối tháng 10/2009 công trình “Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu” đã cơ bản hoàn tất các bước chuẩn bị, tổ chức đấu thầu để thi công, đây là công trình quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công ngày 27/12/2009.
Công trình “Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu” được khởi công theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ đón tàu biển đầu tiên có trọng tải lớn từ 10.000 DWT đầy tải và 20.000 DWT giảm tải vào sông Hậu sẽ tạo bước ngoặc lớn chấp cánh cho đồng bằng sông Cửu Long vươn ra biển lớn, đây là khâu đột phá quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng./. Bài: Bùi Quang Huy |
|