Admin
Admin
Age : 40
Registration date : 06/12/2008
Tổng số bài gửi : 333
Location : Ấp Thanh xuyên - Kim Sơn - Trà Cú - Trà Vinh
Job/hobbies : Xuất nhập khẩu
Humor : Hòa đồng , vui vẽ
|
Tiêu đề: Về Trà Vinh thăm "chùa chim” 25/9/2009, 12:34 am |
|
|
Về Trà Vinh thăm "chùa chim”
Về Trà Vinh tháng 8 năm nay, ta sẽ được xem không khí rộn ràng của bà con Khơmer chuẩn bị đón lễ Đonta được tổ chức vào cuối tháng Tám âm lịch hàng năm; được người Khơme xem như là cái tết thứ hai trong năm. Năm nay, bà con Trà Cú cúng tết xôm tụ hơn hẳn mấy năm trước, do vừa trúng vụ lúa.
Chùa Nodol
Về miền Tây cuối mùa mưa lần này thấy bà con đang đón mùa rẫy, chúng tôi được anh em làm công tác nghiên cứu văn hoá của tỉnh cho về thăm huyện Trà Cú, nơi có trên 80% dân số là bà con Khơmer cư trú, và là huyện có bà con Khơmer cư trú đông nhất tỉnh. Năm nay ngành Văn hoá trung ương đã chọn Trà Cú là huyện thí điểm cho xây dựng mô hình huyện văn hoá nông thôn toàn diện đầu tiên ở Trà Vinh. Ở vùng đất giồng của Trà Vinh và khắp Tây Nam Bộ, thì Trà Cú là nơi có nhiều rặng tre già đẹp nhất. Từ thị trấn Trà Cú đi hơn chục cây số, đến xã Đại An, một xã nằm trên đường xuống biển Trà Cú, thấp thoáng dưới bóng những rặng tre già, bà con Khơme tấp nập ra vào ngôi chùa mỗi chiều về. Nơi đây có chùa Nôdôl cổ kính, ngay bên đường đi xuống biển của đồng bào Khơmer. Từ xa, thấp thoáng giữa hai hàng sao, dầu cổ thu trên đường cái vào chùa là 4 rặng tre ngà xanh um, che kín cả cảnh chùa. Đây đó bóng áo vàng của các Lục nhất, Lục nhì ra vào chùa, canh giữ cho nếp bình yên của ngôi chùa.
Năm nay, chùa Nôdôl làm rẫy trúng mùa. Vị sư cả cho hay là riêng rẫy rau màu ngắn hạn đã giúp cho nhiều gia đình bà con Khơmer lúc giáp hạt. Là tỉnh cùng với Sóc Trăng là 2 tỉnh có nhiều đồng bào Khơmer cư trú nhất của Nam Bộ, Trà Vinh có nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có những ngôi chùa cảnh trí cổ kính như chùa Nô Dol. Chùa tọa lạc trên diện tích gần 3ha, được xây dựng từ lâu đời. Tôi hỏi nhiều vị sư cả ở Trà Vinh và anh em hiểu biết nhiều về lịch sử – văn hoá Trà Vinh, song vẫn chưa tìm được năm tháng chính thức khi xây dựng ngôi chùa cổ này. Xung quanh chùa, từ nhà chánh điện đến các khu sinh hoạt, nơi ăn ở của các vị sư, trên nóc mỗi căn nhà, các loại phong thái thiết kế; theo đúng cảnh xưa của các ngôi chùa bà con Khơmer Nam Bộ. Trong sân chùa, trên mỗi gác mái, chim về đậu kín đầy mỗi mái nhà. Ở đây, chim và người như là bạn của nhau. Vì thế người ta còn gọi đây là chùa chim. Đông nhất vẫn là cò, từ cò sáo, cò quằm, cò đen tuyền, cò sáo huyền hót rất hay…Tại sao lại gọi là chùa chim, tôi hỏi với vị sư cả. "Vì nơi đây từ bao đời nay, xung quanh chùa luôn luôn có hàng ngàn con chim lớn, nhỏ cư ngụ. Chim đã chọn chùa làm nơi cư trú, sinh con đẻ cái. Lớn lên ra các rẫy màu, về già lại treo xác trên bụi tre già và các loại cây cổ thụ của chùa để gởi thân lại cho nhà chùa", vị sư nói.
Nhà chùa rất nghiêm khắc khi có ai làm hại đến chim. Từ 8-9 giờ sáng, nếu để ý kỹ, trong không gian tĩnh mịch của nhà chùa là ríu rít tiếng chim non. Khi đi ra đến đường lớn, ngồi trên xe rồi, ai cũng ngoảnh lại nhìn một khu chùa văn hoá, đầy tiếng chim chóc quý hoá giữa thiên nhiên bình an, thanh bình với con người chân chất mộc mạc nơi đây. Họ biết thêm về một khu bảo tàng động vật quý giá mà con người Trà Cú gìn giữ. |
|